Sơ đồ nối đất



1. Sơ đồ TT: 

Trung tính-đất, vỏ kim loại-đất (vỏ kim loại nối thẳng xuống đất): nó thích hợp cho lưới có sự kiểm tra hạn chế or lưới có thể mở rộng hoặc cải tạo vì sơ đồ này đơn giản cho lưới công cộng hoặc khách hàng. tuy nhiên do sử dụng 2 điện cực nối đất riêng biệt nên cần lưu ý bảo vệ quá áp, và đòi hỏi phải đặt bộ chống sét, và cũng phải có RCD với dòng >500mA để chống hỏa hoạn.


2. Sơ đồ TN-C: 

Dây trung tính và dây bảo vệ nối đất được dùng chung và gọi là PEN. Mạng này ko cho phép sử dụng cho các dây <10mm2 với Cu và <16mm2 với AL và thiết bị xách tay.TN-C đòi hỏi phải có lưới đẳng áp hiệu quả và chức năng bảo vệ của dây PEN được đặt lên hàng đầu. Hệ này ko được dùng nơi có khả năng cháy nổ cao (vì khi nối các vật dẫn của tòa nhà với dây PEN sẽ tạo nên dòng chạy trong công trình gây hiẻm họa cháy và nhiễu điện từ).

3. Sơ đồ TN-S:
Đây là hệ 3 pha 5 dây quen thuộc, dây bảo vệ và dây trung tính là riên biệt. Hệ này là bắt buộc với mạch có tiết diện nhỏ hơn 10mm2 (dây Cu) và 16mm2 (với dây Al) và các thiết bị di động.

4. Sơ đồ TN-C-S
hai sơ đồ TN-C và TN-S có thể dùng chung trong một lưới. Cần lưu ý là TN-C (hệ 4 dây) ko bao giờ được sử dụng sau sơ đồ TN-S. Có thể sử dụng sơ đồ TN-C-S như sau: phía nguồn (có thể là cáp tổng từ MBA đến trước tủ tổng) sử dụng TN-C còn phía sau khi vào thiết bị sử dụng TN-S; điểm phân dây PE tách hỏi dây PEN thường là điểm đầu của lưới.

5. Sơ đồ IT
Đây là sơ đồ trung tính cách ly or nối đất qua điện trở. ở hệ này cách điện thiết bị phải chịu được điện áp dây nên tốn kém về kinh tế. IT được dùng khi có yêu cầu bức thiết về liên tục cung cấp điện. Nhưng nó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và cầ tổ chức thử nghiệm quá áp và dòng dung rò.
Trong thực tế ko có sơ đồ nào là đa dụng cả và vì vậy sự lựa chọn tốt nhất thường bao gồm nhiều sơ đồ nối đất khác nhau cho các phần khác nhau của lưới (như các bạn đã thấy trong thực tế). Để chọn sử dụng sơ đồ nào thì cần nghiên cứu tính toán, phân tích kỹ lưỡng và phải tuân theo các tiêu chẩn quy phạm một các nghiêm ngặt (tiêu chuẩn quốc gia, hoặc IEC,...) và thường đưa ra các tiêu chí lựa chọn và so sánh như:
- Khả năng bảo vệ chống điện giật;
- Chống hỏa hoạn;
- Cung cấp điện liên tục;
- Bảo vệ chống quá áp;
- Khả năng mở rộng và cải tạo lưới...
- Bảo vệ chống nhiễu điện từ.
Việc tính toán dây nối đất và dây trung tính cũng được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong IEC